Chú thích Phan_Khắc_Thận

  1. Đoạn này chép theo Đại Nam chính biên liệt truyện (tr. 582). Nhưng chưa rõ vì sao cùng một năm, mà ông bị chuyển liên tục, và kiêm nhiệm ở hai nơi rất cách xa nhau, như Vĩnh Long và Bình Định chẳng hạn. Lúc bấy giờ, sáu tỉnh ở Nam Kỳ, triều Nguyễn ghép thành ba cặp là: Định Biên, Long Tường và An Hà. Nếu cử kiêm nhiệm thì thường chỉ ở trong ba cặp đó mà thôi.
  2. Theo Lịch sử Campuchia (tr. 192).
  3. Nhóm Nhân Văn Trẻ, Hỏi đáp lịch sử Việt Nam (tập 4), tr. 134.
  4. Nguyễn Văn Hầu, Nửa tháng trong miền Thất Sơn (Nhà xuất bản Trẻ, 2006, tr. 155). Hoàng Văn Lân-Ngô Thị Chính kể tương tự (tr. 94).
  5. Bài ngoại mậu kiến liệt truyện, Hồi thứ tư. Sách không rõ tác giả, có lẽ được viết trong khoảng 1911-1926. Chép lại trong Nguyễn Hữu Huân, tr. 115.
  6. Lịch sử Việt Nam (1858-cuối thế kỷ 19), tr. 95.
  7. Trương Văn Uyển lúc bấy giờ là Tổng đốc Vĩnh Long, kiêm việc An Hà (An Giang & Hà Tiên) từ tháng Ba (âm lịch) năm 1865
  8. Đại Nam thực lục (quyển 30, tr. 86 và 255).
  9. Theo sách Lịch sử Campuchia (tr. 193). Từ điển bách khoa Việt Nam (quyển 1, tr. 25) thì cho rằng Acha Xoa bị thực dân Pháp bức hại vào tháng 8 năm 1866.
  10. GS. Trần Văn Giàu có lời bàn về vấn đề này như sau: Rõ ràng sau hiệp ước 1862 (Hòa ước Nhâm Tuất), phong trào kháng chiến của nhân dân Việt khó khăn hơn trước: nghĩa quân sẽ phải đơn độc đối phó với đối phương. Quan trọng hơn, hiệp ước tạo cơ sở cho thực dân đàn áp nghĩa quân, trong khi triều đình không chỉ ra lệnh bãi binh, mà lại còn tiếp tay truy lùng các thủ lĩnh! (Dẫn lại theo Nguyễn Phan Quang, tr. 286).